Ản­h hưởng của nước nhiễm mặn đến cây trồng như thế nào?

Ản­h hưởng của nước nhiễm mặn đến cây trồng

 

Thời gian vừa qua bên cạnh nạn dịch hoành hành thì tình trạng xâm nhập nước mặn tại miền tây cũng là chủ đề hot trên các phương tiện truyền thông. Vậy thực trạng của nước nhiễm mặn nó ảnh hưởng như thế nào đến tình hình sinh hoạt chung, đặc biệt là cây trồng. Nước nhiễm mặn mức độ nào và ảnh hưởng như thế nào đối với các loại cây trồng chính tại ĐBSCL?

Chúng tôi xin được phép trích dẫn bài viết dưới đây nói về mức độ nhiễm mặn ảnh hưởng đến các loại cây trồng chủ đạo từ các tờ báo chuyên ngành nhé

 

 

 

1. Tác hại của nước mặn đối với cây trồng

Việc dư thừa muối trong đất sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của hỗn hợp đất. Cây sẽ lấy được nước và chất khoáng từ đất trong trường hợp nồng độ muối tan trong đất nhỏ hơn nồng độ dịch bào của rễ, hay áp suất thẩm thấu và sức hút nước của rễ cây phải lớn hơn áp suất thẩm thấu và sức hút nước trong đất. Trường hợp độ mặn của đất tăng cao đến mức sức hút nước của đất nếu cao hơn sức hút nước của rễ thì chẳng những cây không lấy được nước trong đất mà còn mất nước ngược lại vào đất. Nếu cây không hút được nước trong khi đó quá trình thoát hơi nước của lá vẫn diễn ra bình thường làm mất cân bằng nước gây nên hạn sinh lý

Vậy độ mặn của ảnh hưởng đến đến các hoạt động sinh lý của cây như thế nào:

– Sự hấp thụ và trao đổi nước: nồng muối trong nước thường cản trở sự hấp thu nước của cây và có thể gây nên hạn sinh lý làm cho cây bị héo khô héo

– Sự tổng hợp xytokinin sẽ bị trì trệ vì rễ là bộ phận tổng hợp phithormon, nếu cây thiếu xytokinin ảnh hưởng đến sinh trưởng của toàn bộ cây.

– Sự hút khoáng của rễ cây bị ức chế nên thiếu chất khoáng. Do thiếu P nên quá trình phosphoryl hoá bị kìm hãm và cây thiếu năng lượng.

– Sự vận chuyển và phân bố các chất đồng hoá trong mạch libe bị kìm hãm nên các chất hữu cơ tích luỹ trong lá ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ vào cơ quan dự trữ

– Sự dư thừa các ion trong đất làm rối loạn tính thấm của màng nên không thể kiểm tra được các chất đi qua màng, rò rỉ các ion ra ngoài rễ. Quá trình trao đổi chất, đặc biệt là trao đổi protein bị rối loạn, dẫn đến tích luỹ các axit amin và amit trong cây

Kìm hãm sinh trưởng của cây

– Nếu sự ức chế sinh trưởng của cây khi bị mặn là đặc trưng rõ rệt nhất. Trong đất có nhiễm mặn, các thực vật kém chịu mặn ngừng sinh trưởng do các chức năng sinh lý bị kìm hãm.

Tùy từng loại cây và mức độ mặn mà cây giảm năng suất nhiều hay ít.

 

2. Nhóm cây trồng mẫn cảm và khả năng chịu mặn kém

Nhóm cây này cực kỳ mẫn cảm với mặn. Chỉ cần độ mặn mở mức 0.5g/lít (0.5ppt tức 0.5g muối/lít nước) đã gây nên những biểu hiện nghiêm trọng như: vàng lá, rụng lá, rụng quả non, cháy lá…Khả năng chịu mặn chỉ ở khoảng 0.5g/l trở lại.

Có thể kể đến những cây ăn trái điển hình như: sầu riêng, bắp ngô, cà chua, chôm chôm, bòn bon, măng cụt…

 

3. Nhóm cây trồng có khả năng chịu mặn khá hơn như

- Khả năng chịu mặn 2- 3g/l: Cam, quýt, bưởi, lúa, ca cao, mía,

- Khả năng chịu mặn 4 – 5g/l: Xoài, Bầu bí, Đậu đũa

- Một số cây chịu mặn tốt như: Dừa 7g/l, Mãng cầu xiêm 8g/l, Sapoche 10g/l

Đa số các loại cây trồng sẽ sinh trưởng và cho năng suất tốt ở mức dưới 0.75g/l.

 

4. Các giải pháp dinh dưỡng xử lý đất nhiễm mặn

Biện pháp xử lý thủy lợi. - máy bơm Pentax

– Ngăn đê đập, tiến hành xây dựng hệ thống xử lý tưới tiêu hợp lý nhằm mục đích ngăn nước biển tràn vào, rửa mặn.

– Hệ thống thau chua rửa đất, nước nhiễm mặn gồm kênh thoát nước mặn ra khỏi ruộng và kênh tưới nước ngọt để thay thế nước mặn làm ngọt hóa đất. Để rửa mặn đào mương rút nước ngầm chứa muối xuống sâu và tiêu nước ngầm chứa muối đi xa.

– Hiệu quả của rửa mặn cũng phụ thuộc vào chất lượng nước tưới. Nếu nước thau rửa chứa hàm lượng muối cao thì không dùng để thau rửa mặn được.

– Cày sâu, nhưng không lật, xới xáo nhiều lần để cát đứt mạch mao dẫn, như vậy sẽ hạn chế được nước ngầm bốc hơi, mang muối đi theo từ dưới lên bề mặt ruộng gây mặn.

Biện pháp cung cấp dinh dưỡng:

-Dùng phân bón có kali nhằm làm tăng hàm lượng K+ trong cây từ đó hạn chế sự thu hút Na+vào cây, hạn chế độc do Na+, cần hạn chế sử dụng phân bón clorua kali (KCl).

– Sử dụng phân bón chứa silic có khả năng thúc đẩy quá trình quang hợp, gia tăng tỷ lệ chọn lọc của K + Na+ và giảm lượng hút Na+ của cây trồng.

Việc sử dụng các máy móc thiết bị để thoát nước, thau rửa mặn phải dùng loại chuyên dụng chịu được nước nhiễm mặn, nhiễm phèn nhằm hạn chế hư hỏng cũng như nâng cao tuổi thọ của thiết bị. Trong đó máy bơm nước chịu mặn là một thiết bị điển hình.

 

Tại công ty TNHH Thuận Hiệp Thành chúng tôi chuyên nhập khẩu và cung cấp các loại máy bơm nước trong đó có nhiều dòng máy bơm nước mặn, nước phèn phù hợp với điều kiện làm việc cũng như khí hậu tại Việt Nam

 

Xem >>> Máy bơm nước mặn 

TƯ VẤN BÁO GIÁ MIỄN PHÍ

Nhập số điện thoại của Quý khách để được tư vấn miễn phí và nhận bảng báo báo giá từ Thuận Hiệp Thành

Vui lòng nhập số điện thoại

Trả lời

Gửi Câu Hỏi Và Nhận Câu Trả Lời Tại Đây Trong Vòng 5 Phút